menu_open
Cập nhật: 26/05/2023 1:42:57 CH
Xem cỡ chữ:
Lễ Phật Đản
Hằng năm, ngày rằm tháng tư âm lịch (trước kia là ngày mồng 8 tháng tư âm lịch), dân chúng Huế trang trọng cử hành lễ Phật Đản (đản sinh đức Phật).
Hằng năm, ngày rằm tháng tư âm lịch (trước kia là ngày mồng 8 tháng tư âm lịch), dân chúng Huế trang trọng cử hành lễ Phật Đản (đản sinh đức Phật).
Giới thiệu:

Đại lễ Phật đản hay là kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Năm 80 tuổi, Ngài viên tịch, được bắt đầu tính là năm Phật lịch.

Hằng năm, ngày rằm tháng tư âm lịch (trước kia là ngày mồng 8 tháng tư âm lịch), dân chúng Huế trang trọng cử hành Đại lễ Phật Đản (đản sinh đức Phật). Lễ hội được cử hành ở tất cả các chùa, cùng các khuôn hội Phật giáo. Trung tâm chính là chùa từ Đàm.

Đại lễ Phật đản là một trong những sự kiện lớn nhất của người con Phật nói riêng cũng như những người có tình cảm với đạo Phật nói chung. Với Cố đô Huế, là một trung tâm Phật giáo, thủ phủ của Phật giáo Đàng Trong cũng như Phật giáo Miền Trung, Đại lễ Phật đản càng có ý nghĩa hết sức to lớn.

Lịch sử hình thành:

Khởi nguyên từ Ấn Độ, Đức Thích Ca Mâu Ni đem ánh sáng của giác ngộ, đem đạo từ bi lan tỏa trên tất cả mọi nơi và quê hương Việt Nam được đón nhận hạnh giác ngộ từ đầu Công nguyên đến hôm nay là ngót 2000 năm.

Phật giáo Nam truyền gọi lễ Phật đản là đại lễ Vesak – tháng Vesak của Ấn Độ cũng được gọi là lễ tam hợp (tháng Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn cùng trong tháng Vesak).

Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền cho rằng Đức Phật ra đời vào tháng 4, Đức Phật nhập Niết bàn vào tháng 2 âm lịch và thành đạo vào tháng chạp. Do vậy, người ta lấy ngày mùng 8/4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cũng có lý luận nói rằng, thời Đức Phật thì gọi là ngày trăng tròn chứ không có ngày giờ cụ thể, nhưng trăng tròn của quốc gia mỗi nơi khác nhau với sai số không đáng kể.

Truyền thống của Việt Nam kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca là mùng 8/4 âm lịch. Năm 1950, Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới họp 26 quốc gia (trong đó có Việt Nam) để thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giới và công nhận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Đức Phật ra đời. Từ đó, Phật giáo Việt Nam lấy ngày trăng tròn tức là ngày rằm tháng 4 là ngày quyết định cho sự kiện này.

Tuy nhiên để kết hợp với truyền thống và Phật giáo toàn cầu, Việt Nam đưa ra mùa Phật đản, không còn là một ngày nữa mà bắt đầu từ mùng 8.4 đến rằm tháng tư, đó là kỷ niệm ngày ra đời của Đức Thích Ca Mâu Ni.

Nét đặc trưng:

Tại Huế, có đến khoảng 80% dân chúng là tín đồ của Đạo Phật. Bởi vậy, ngày Phật Đản là ngày hầu hết các gia đình và chùa chiền ở Huế tự động lo lắng tổ chức. Ngày 14 tháng 4 âm lịch là ngày chuẩn bị cho ngày đại lễ. Dân chúng trang hoàng nhà cửa, treo đèn, kết hoa. Quan trọng nhất là bàn thờ Phật, Hương hoa, trầm trà được trưng bày một cách huy hoàng đẹp mắt.

Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế là Ban tổ chức của đại lễ sẽ lo thiết trí 2 lễ đài chính tại Diệu Đế Quốc Tự và Tổ đình Từ Đàm - là địa điểm tổ chức lễ Mộc dục (tắm Phật) và lễ Chính thức. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng phối hợp với chính quyền địa phương để được trang trí cở, hoa, lồng đèn... tại các trục đường lớn tại thành phố Huế như Lê Lợi, Điện Biên Phủ, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, cầu Trường Tiền, cầu Dã Viên, cầu Phú Xuân… Vào ngày chính lễ rằm tháng 4, tất cả các chùa bắt đầu làm lễ từ lúc 4 giờ sáng. Riêng tại chùa Từ Đàm, ở lễ đài chính, buổi lễ bắt đầu từ 7h sáng. Lễ đài phải thiết tượng sơ sinh của Đức Phật đang bước trên đóa hoa sen. Chung quanh đầu là hào quang tỏa sáng. Dưới tượng đài sen có 7 đóa sen.

Sáng rằm, sau khi chư tăng, Phật tử các chùa, khuôn hội về đầy đủ, giờ cử hành nghi lễ mới khởi sự. Lúc này ở chùa Từ đàm, Phật tử hàng ngũ chỉnh tề, các vị sư ở trong những vị trí qui định, hai hàng thiếu nữ, sao dài lam, hai tay đỡ lãng hoa đứng dọc hai bên lễ đài kéo ra tận cổng chùa. Các loại cờ phật giáo treo trước sân chùa tạo một quang cảnh vừa trang nghiêm, vừa rực rỡ.

Bắt đầu lễ là ba hồi chuông trống bát nhã. Tiếp đến là diễn từ của một vị hòa thượng đại diện miền, trình bày ý nghĩa của lễ Phật Đản. Bài này thường là diễn từ chung của giáo hội trong năm đọc cho quản đại quần chúng trong ngày Phật Đản.

Kết thúc buổi lễ là các Phật tử dâng hoa cúng dường Đức Phật.

Vào ngày rằm tháng tư, hầu như toàn thành phố Huế đều ăn chay, cờ Phật giáo được treo khắp nơi, chứng tỏ đạo Phật có một sức tỏa sáng đến mọi nhà. Thành phố Huế có lúc được xem là một thành phố Phật giáo. Con người Huế hiền hòa, chuộng đức độ, phải chăng là do ảnh hưởng thuyết lý đạo Phật đã bắt rễ sâu xa vào lòng dân tộc hàng ngàn năm trước. 

Khám phá Huế tổng hợp
Các bài khác
    << < 1 2 3 > >>